Cách chăm sóc và bảo dưỡng bể hải sản đúng cách

Các dụng cụ có trong bể hải sản nhà hàng

Các thiết bị cần thiết đó là hệ thống lọc, máy bơm, bộ phận đèn chiếu sáng,… Bạn cần chọn mua sao loại phù hợp với bể hải sản và các loại thủy hải sản được nuôi bên trong bể.

Khi đã thiết kế được bể hải sản đẹp (bao gồm tất cả các bước như xác định vị trí lắp đặt, lựa chọn mẫu bể và kích thước phù hợp), bạn sẽ bắt đầu tiến hành công đoạn thi công bể hải sản (sau khi đã xác định được vị trí tất cả các dụng cụ và tiến hành lắp đặt). Nếu chưa có kế hoạch cụ thể và chưa có sự chuẩn bị kỹ càng, khách hàng sẽ khó lòng có một dàn bể hải sản như ý muốn.

Kích thước bể hải sản

chăm sóc và bảo dưỡng bể hải sản
Bể phải có kích thước phù hợp

Các bạn cần phải đảm bảo số đo kích thước nơi đặt bể để lựa chọn bể hải sản cho hợp. Từ đó tiếp tục thiết kế dàn bể hải sản như mong muốn và thi công một cách chất lượng nhất.

Trường hợp có diện tích tương đối rộng, nhớ chọn thiết kế sử dụng kính bởi nó có khá nhiều kiểu vừa đẹp lại vừa có thể đảm bảo hợp vệ sinh.

Nếu như có diện tích nhỏ hẹp hơn, bạn hãy chọn làm bể cá bằng inox vì các loại bể này có khả năng xếp chồng lên nhau, tiết kiệm tối đa không gian nhà hàng mà vẫn đảm bảo được tính chuyên nghiệp cho nhà hàng.

Thiết bị lọc của thiết kế bể hải sản nhà hàng

Hệ thống lọc của bể hải sản rất quan trọng trong việc giữ cho môi trường nước cũng như môi trường sống của hải sản luôn sạch sẽ. Lựa chọn hệ thống lọc nước tốt và phù hợp với bể nuôi cá của nhà hàng sẽ góp phần giữ cho hải sản tươi sống lâu hơn, tăng tính thẩm mỹ, từ đó tăng thêm uy tín của nhà hàng.

Lựa chọn hệ thống lọc tốt chính là việc làm vô cùng cần thiết trước lúc thi công bể hải sản nhà hàng. Cho dù cho có nuôi bất kỳ loại hải sản nào, từ những thủy sản nước ngọt đến những hải sản ngoại nhập thì bạn cũng cần có hệ thống lọc vệ sinh tốt, phù hợp và duy trì sự sống cho hải sản nuôi nhốt trong bể. Nên tìm hiểu trước về những điều cần thiết cho bể: chính xác lượng nước, ánh sáng, độ pH cũng như lượng nitrat và độ mặn bên trong nước.

Nếu đã biết và thành thạo cách chăm sóc và bảo dưỡng bể hải sản thì chắc chắn bể hải sản của bạn sẽ có chất lượng đúng chuẩn. Nó vừa nâng cao vị thế và uy tín của nhà hàng, vừa giúp khách hàng cảm thấy cuốn hút và ngon miệng. Thú vị hơn là những món ăn tươi ngon đó do chính tay và chính mắt mình lựa chọn nguyên liệu.

Cách vệ sinh bể hải sản

chăm sóc và bảo dưỡng bể hải sản
Hãy thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng bể hải sản

Thứ 1. Tự kiểm tra bể và vệ sinh bằng những cách dưới đây

  • Hãy kiểm tra tình trạng bể bằng mắt thường:
    Nhìn bằng mắt thường để chắc chắn rằng tất cả những thiết bị ở trong bể hải sản vẫn hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả, (bao gồm tất cả các thiệt bị được lắp đặt như đèn chiếu sáng, bộ lọc…).
  • Xử lý tảo cũng như các chất bẩn trong bể:
    Tảo có hại sinh sôi nảy nở trong bể rất nhanh, nó liên tục tiết ra chất độc gây tổn hại đến nhiều loại thủy hải sản được nuôi trong bể, giết chết tảo có lợi cho thủy hải sản,… Thêm nữa, một khi lắp đặt bể hải sản thì bạn phải kiểm tra mặt bể, đáy bể thường xuyên để đảm bảo rằng bể không bị những loại tảo gây hại sinh trưởng và phát triển ở trong đó.
  • Thay nước cho bể hải sản:
    Bình quân vào mỗi tháng chúng ta cần phải nước 2 lần và thay 1/5 đến 1/3 số nước trong bể.
  • Kiểm tra kỹ phần nước được bơm vào bể:
    Hãy kiểm tra kỹ nhiệt độ nước, độ nitrate, độ pH và cũng như độ cứng của nước bể định kỳ mỗi tuần.
  • Bảo trì theo định kỳ:
    Hãy chắc chắn rằng bạn phải kiếm tra bể và các thiết bị thường xuyên để có thể thay thế và bảo trì một cách nhanh nhất. Tránh gây ra những việc không mong muốn đối với thủy hải sản được nuôi nhốt bên trong bể. Hãy thay đổi định kỳ các máy lọc carbon dioxide, máy bơm, bộ lọc và cả lò sưởi nữa. Cường độ đèn trong bể sẽ giảm đi sau một thời gian sử dụng, vì vậy hãy thay chúng nếu bạn thấy chúng có biểu hiện yếu đi, thường là khoảng từ 6-12 tháng kể từ khi sử dụng.

Thứ 2. Thiết bị máy lọc nước hồ hải sản

Về mặt kỹ thuật, thiết bị lọc đúng chuẩn và phù hợp trong thiết kế thi công hồ hải sản phải lớn hơn hoặc bằng 1/3 kích thước bể chính. Phải có ít nhất là 3 ngăn để thoải mái hơn. Đảm bảo được lượng nước bể hải sản vừa đủ, trong suốt, không mùi. Và cuối cùng là có thể làm sạch được toàn bộ khí độc có trong nước:

  • Ngăn 1: bông lọc mịn + phần bông lọc thô + tấm Biomass có thể lọc thô chất hữu cơ chưa phân hủy cũng như xử lý những loại vi sinh có hại và những chất độc hại có trong nước.
  • Ngăn 2: thường là tro núi lửa vì đó là nơi phù hợp nhất để nhiều loại vi sinh vật có lợi trú ẩn và sinh sôi. Nó có tác dụng rất tốt trong việc phân hủy các chất hữu cơ trong nước, những cặn bẩn lơ lửng trong nước và khử khí độc NO2, NO3, NH3…
  • Ngăn 3: chứa phần nước sạch đã được lọc qua 2 ngăn ở trên để chuẩn bị chảy xuống phần bể chính. Điểm đáng chú ý là nếu đó là bể hải sản nước mặn thì hãy lắp đặt thêm máy skimmer (máy đánh bọt, đánh tan chất cặn hữu cơ).

Sau khi sử dụng bể một vài tháng, hãy bảo dưỡng bể hải sản để đảm bảo bể hải sản hoạt động tốt. Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm đối với công việc bảo trì, hãy liên hệ Bể Hải Sản để được vệ sinh và bảo trì bể hải sản tốt nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  +  40  =  45