Hướng dẫn cách chăm sóc hải sản tươi sống cho các nhà hàng

Hải sản được bảo quản tươi sống sẽ cho ra những món ăn chất lượng tốt nhất đến với khách hàng. Hôm nay, hãy cùng Behaisan.net tìm hiểu cách chăm sóc hải sản tươi sống tại các nhà hàng nhé!

Hải sản sống phải được chăm sóc tốt để đảm bảo chất lượng!

Đầu tiên, hãy ưu tiên và chắc chắn rằng cá và hải sản bạn mua từ nhà cung cấp đều khỏe mạnh. Bởi bạn sẽ dễ dàng kiểm soát sức khỏe và thời gian sống của chúng trong bể hải sản.

Tách riêng từng loại hải sản

Môi trường nước sạch sẽ và nhiệt độ nước thích hợp là điều kiện cần thiết cho cá và các loài hải sản có vỏ duy trì trạng thái khỏe mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để hải sản nuôi nhốt trong bể được tốt hơn:

  • Luôn luôn đảm bảo và duy trì đủ lượng không khí trong bể cá. Tốt nhất là hãy sử dụng một bộ sủi bọt khí. Càng nhiều loại cá và hải sản trong bể thì cần càng nhiều oxi hơn. Hãy chắc chắn rằng không gian của bể đủ rộng để cá hay hải sản có thể di chuyển ra khỏi nơi sục oxi dễ dàng nhất.
  • Sủi bọt khí thì phải đảm bảo có đủ lượng oxy trong nước, loại bỏ carbon dioxide (CO2) ra khỏi nước trong bể, loại bỏ những khí thải độc hại sinh ra trong quá trình hô hấp của cá và hải sản có vỏ. Quá nhiều CO2 trong nước cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường nước và làm cho hải sản bị yếu đi và chết dần.
  • Làm sạch bể chứa và bộ lọc thường xuyên để đảm bảo được chất lượng nước trong bể. Nước trong bể phải luôn giữ được độ trong và sạch sẽ.
  • Cá sẽ chết trong một tuần nếu như không có thức ăn. Tuy nhiên một số loại hải sản có vỏ (ví dụ như tôm) có thể có những dấu hiệu suy yếu cụ thể nếu không cho ăn. Nếu bạn cho hải sản nuôi nhốt trong bể ăn thì hãy cố gắng không để chất thải tích tụ lại trong bể vì nó có thể dẫn đến những nguồn bệnh cho hải sản.
  • Chỉ số nồng độ pH (là thước đo mức độ axit hoặc kiềm trong nước) nên ổn định, không được thay đổi một cách đột ngột trong môi trường nước bể hải sản. Chỉ số pH trong bể nước ngọt không bao giờ được giảm xuống dưới 6.
  • Kiểm tra bể hải sản hàng ngày để loại bỏ những cá thể có dấu hiệu bệnh tật, bị thương hay chết nhằm không ảnh hưởng đến những cá thể khác.
  • Những con nào bị chết hay bị thương thì nên bắt ra xử lý theo những trường hợp khác nhau.
  • Không bỏ hóa chất vào trong bể hải sản khi có cá sống hoặc động vật có vỏ trong đó.

Các loài cá và hải sản khác nhau cần nhiệt độ nước khác nhau và không nên thay đổi nhiệt độ nước một cách đột ngột!

  • Tùy từng loài cá và hải sản thì có mức nhiệt độ sống khác nhau. Một số thì sống ở môi trường nước ấm, một số sống nước lạnh. Vì vậy bạn nên tìm hiểu trước tập tục sống hay hỏi một số người khác trước khi làm bể và cho hải sản vào bể.
  • Tương tự như vậy, một số loài sống ở nước ngọt và một số sống ở nước mặn còn một số sống ở nước lợ.
  • Không nên thay đổi nhiệt độ và độ mặn đột ngột khi đang có hải sản trong bể. Đảm bảo nhiệt độ và độ mặn luôn chính xác TRƯỚC KHI thả cá sống và hải sản vào trong bể.

Bước cuối cùng là Kết thúc sự sống cho chúng cũng là một bước quan trọng nhất.

  • Đối với cá thì phương pháp nhanh và hiệu quả nhất là một cú đánh vào đầu hoặc xiên từ trên xuống.
  • Dù sử dụng phương pháp nào thì quá trình kết thúc sự sống cũng không nên mất quá 10 giây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

8  +  2  =