Hồ hải sản nhà hàng – Các chú ý cần biết khi chăm sóc hồ hải sản nhà hàng

Hồ hải sản nhà hàng cần phải được vệ sinh thường xuyên, đúng cách để có thể hoạt động và mang lại hiệu quả tốt nhất. Vậy phải lưu ý những điều gì trong việc vệ sinh bể hải sản? Hãy cùng Bể Hải Sản tìm hiểu về cách chăm sóc và vệ sinh bể hải sản nhé!

Các thiết bị cần thiết cho hồ hải sản nhà hàng

Các thiết bị trong bể hải sản bao gồm hệ thống lọc nước, hệ thống làm lạnh nước, máy bơm và đèn chiếu sáng,… đều cần được lựa chọn sao cho phù hợp với dàn bể hải sản và các loại thủy hải sản cần được nuôi nhốt trong bể.

Sau khi thiết kế hồ hải sản đẹp (bao gồm xác định vị trí đặt bể, chọn mẫu bể và kích thước phù hợp với không gian) và bắt đầu thi công hồ hải sản (xác định vị trí các vật dụng và thực hiện lắp đặt). Nếu không được lên kế hoạch từ trước và không có sự chuẩn bị kịp thời thì sẽ khó lòng có được một dàn bể thủy hải sản như mong muốn của khách hàng.

Kích thước hồ hải sản nhà hàng

Hồ hải sản nhà hàng
Hồ hải sản nhà hàng

Bạn nên chắc chắn về số đo kích thước vị trí nơi lắp đặt để lựa chọn được bể hải sản cho phù hợp với không gian, từ đó tiến hành lựa chọn và thiết kế dàn bể hải sản theo như mong muốn và thi công một cách hoàn hảo nhất.

Trong trường hợp có không gian để lắp đặt bể rộng, bạn nên lựa chọn những dạng thiết kế bể hải sản nhà hàng bằng kính do hiện nay có rất nhiều kiểu mẫu vừa hợp vệ sinh mà lại trông vô cùng bắt mắt.

Nếu có vị trí xây bể có diện tích khá nhỏ, bạn có thể làm bể cá hải sản bằng inox do các loại hồ cá có thể xếp chồng lên nhau vì thế mà tiết kiệm thấp nhất không gian mà vẫn đảm bảo sự chuyên nghiệp và thẩm mỹ cho gian nhà hàng của bạn.

Hệ thống lọc của thiết kế bể hải sản nhà hàng

Hệ thống lọc của bể hải sản chính là một trong những thiết bị quan trọng quyết định đến thành công của một bể hải sản. Nếu như có một hệ thống lọc chất lượng thì sẽ giảm được phần lớn khả năng rủi ro chết của các loại thủy hải sản được nuôi nhốt trong bể, giúp bể trông sinh động, bắt mắt, đem đến sức lôi cuốn của bể cá đến thực khách đến ăn hoặc tham quan.

Dù là bạn nuôi bất cứ loại thủy hải sản nào đi nữa thì cũng phải có một thiết bị lọc vệ sinh và đảm bảo bảo vệ sự tươi sống cho các loài thủy hải sản nuôi nhốt trong khoảng thời gian chờ đợi đến lúc chế biến. Hãy nhớ xác định chính xác lượng nước, ánh sáng, độ pH hay nồng độ nitrat và độ mặn bên trong nước (với các loại hải sản sống ở môi trường nước mặn),…

Nếu các bạn nắm được những lưu ý khi xây và vệ sinh dàn bẻ hải sản thì cam đoan bạn sẽ có một bể cá hải sản chuyên nghiệp không những nâng cao thẩm mỹ của nhà hàng mà còn giúp tăng cao uy tín, giúp thực khách thấy cuốn hút, ngon miệng và khiến họ thấy thú vị hơn đối với các đồ ăn tươi ngon.

Lắp đặt hệ thống làm lạnh bể hải sản

Hồ hải sản nhà hàng

Máy làm lạnh bể hải sản được sử dụng trong việc duy trì nhiệt độ nước ổn định trong mức độ cho phép để duy trì được sự tươi ngon của các loại thủy hải sản được nuôi nhốt trong bể.

Ví dụ như :

Các loại: cá tầm, cá chình, cá mặt quỷ,… thì cần nhiệt độ trung bình từ 22 đến 24 độC.

Nghêu, Sò, Ốc hương,…: khoảng >= 20 độC

Tôm hùm, tôm tích khoảng 5 đến 15 độC.

Có một số loài cá đặc biệt, nhất là đối với cá biển thì đòi hỏi những thông số như nhiệt độ nước phải chính xác. Vì những lý do đó mà những thiết bị làm lạnh được lắp đặt để duy trì nhiệt lạnh cho bể hải sản để đạt được những tiêu chuẩn cần thiết cho sự phát triển cũng như duy trì sự sống cho các loại thủy hải sản.

Có nhiều loại Model được thiết kế riêng cho từng loại bể hải sản với mức nhiệt khác nhau như: yêu cầu độ lạnh sâu (5 đến 10 độC), trung bình (10 đến 20 độC), thấp (20 đến 25 độC). Và cũng tùy thuộc vào từng không gian của từng vị trí mà lắp đặt các loại máy phù hợp mà vẫn đảm bảo được tính mỹ thuật.

Những cách vệ sinh bể hải sản

–  Thứ 1 – Tự kiểm tra và vệ sinh bể hải sản

+ Kiểm tra chỉ bằng mắt thường: Nhìn bằng mắt để đảm bảo rằng những thiết bị có trong bể vẫn đang hoạt động ổn định (đèn chiếu sáng, bộ lọc…).

+ Loại bỏ tảo và những bụi bẩn:
Tảo thường xuyên sinh sôi nảy nở bên trong bể, nó gây hại vì liên tục sản sinh ra những độc chất gây tổn hại đến các loại thủy hải sản được nuôi ở trong bể, gây hại cho những loại tảo có ích ở trong bể,.. Đặc biệt trong quá trình lắp đặt bể hải sản phải kiểm tra mặt hồ và đáy hồ thường xuyên để đảm bảo rằng hồ không có chứa những loại tảo gây hại sinh trưởng.

+ Thay nước: Trung bình mỗi tháng bạn cần phải có 2 lần nước với lượng thay là 1/5 tới 1/3 lượng nước trong bể hải sản.

+ Xét nghiệm nước: Hãy kiểm tra thường xuyên các chỉ số nhiệt độ của nước, nồng độ nitrate, độ pH cúng như độ cứng của nước mỗi một tuần.

Hồ hải sản nhà hàng

+ Kiểm tra bảo trì theo thời gian:
Không có loại bể hải sản chuyên nghiệp nào mà không có chất nền bẩn theo thời gian nên nhớ phải đảm bảo được vấn đề bảo trì. Hãy thay định kỳ các thiết bị lọc carbon dioxide, thiết bị bơm, bộ lọc và lò sưởi y như việc thay dầu nhớt cho xe vậy. Hệ thống đèn cũng cần phải được thay ít nhất trong khoảng 6 tới 12 tháng, vì cường độ đèn hoạt động trong nước sẽ giảm nhanh sau một thời gian dùng.

Thứ 2 – Thiết bị máy lọc nước hồ hải sản

Song song với việc vệ sinh bể hải sản thì thiết bị lọc cũng là một phần vô cùng quan trọng, quyết định yếu tố tồn tại của cả bể hải sản.

+ Yêu cầu kỹ thuật của 1 hệ thống lọc nước ở trong thiết kế thi công hồ hải sản là phải lớn hơn hoặc ít nhất phải bằng 1/3 kích thước của bể và phải có ít nhất là 3 ngăn lọc.

+ Phải chắc chắn là nước trong bể hải sản phải trong sạch và không có mùi.

+ Có thể khử được toàn bộ những khí độc có trong nước:

  • Ngăn 1: Chứa bông lọc mịn, phần bông lọc thô và tấm Biomass: có tác dụng lọc thô, xử lý các chất hữu cơ bên trong chưa phân hủy hết, xử lý các loại vi sinh độc hại có trong nước.
  • Ngăn 2: Chứa san hô lọc hoặc là tro núi lửa: có chứa các vi sinh vật có lợi và có khả năng phân hủy các chất hữu cơ có trong nước, loại bỏ chất cặn lơ lửng trong nước, khử độc khí NO2, NO3, NH3,…
  • Ngăn 3: Chứa nước đã qua xử lý và được bơm trực tiếp lên hồ chính, lưu ý: nếu là bể chứa cá nước mặn thì gắn thêm máy skimer (loại máy đánh bọt, xử lý chất cặn bã hữu cơ)

Hồ hải sản nhà hàng

Thứ 3 – Vệ sinh hộp lọc

+ Thiết bị lọc được lắp đặt và sử dụng theo như quy trình làm bể hải sản dựa trên nguyên tắc cơ bản là hộp lọc vi sinh, có chứa những vi sinh vật có lợi, vì thế chúng ta không nên vệ sinh sạch sẽ hết toàn bộ và quá kỹ.

+ Chúng ta nên vệ sinh từ ngăn đầu tiên (Ngăn 1) chủ yếu đó là: đổi bông lọc sau khoảng từ 1 đến 2 tháng dùng và giặt định kỳ 1 tuần/lần, than hoạt tính cần phải đổi mới định kỳ sau 4 tháng để đảm bảo tác dụng của phần này.

+ Nếu như nước trong bể không kịp chảy từ Ngăn 1 sang Ngăn 3 nghĩa là thiết bị lọc nước đã bị tắc nghẽn vì quá nhiều chất bẩn, lúc đó các bạn nên làm vệ sinh toàn bộ bể. Nên lấy vòi nước có lực nước lớn xịt mạnh vào ngăn 1 để cho nước và những cặn bẩn có thể trôi về Ngăn 3 và xả ra ngoài môi trường.

Sử dụng bể một vài tháng, nhớ cải tạo bể hải sản để đảm bảo bể vận hành được tốt nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3  +  3  =